- MRP là gì?
Được viết tắt từ Material Requirements Planning, là Hoạch định nhu cầu vật tư hàng hóa/Cân đối nhu cầu vật tư hàng hóa.
Hiểu nôm na chức năng MRP giúp tính toán, cân đối nhu cầu vật tư hàng hóa để cung cấp đủ lượng hàng hóa, vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy dựa trên kết quả tính toán, trường hợp thiếu hàng hóa, vật tư hệ thống sẽ đề xuất mua thêm, sản xuất thêm hoặc chuyển từ kho thừa sang kho thiếu.
- Logic tính toán
- Nguồn dữ liệu của nhu cầu (Demand)
– Đơn hàng bán (Sales Order)
– Thỏa thuận khung (Sales Blanket Agreement)
– Hóa đơn xuất trước (Reserve Invoice)
– Báo giá (Sales Quotation)
– Dự báo bán hàng (Forecast)
– Lệnh sản xuất (Production Order)
– Mức tồn kho tối thiểu (Min Level Quantity)
– Yêu cầu chuyển kho (Inventory Transfer Request)
- Nguồn dữ liệu của cung (Supplies)
– Hàng hóa vật tư hiện có trong kho (Stock on hand)
– Đơn hàng mua (Purchase Order)
– Thỏa thuận khung (Purchase Blanket Agreement)
– Yêu cầu mua hàng (Purchase Request)
– Báo giá mua hàng (Purchase Quotation)
– Lệnh sản xuất (Production Order)
– Yêu cầu chuyển kho (Inventory Transfer Request)
Cụ thể trong khoảng thời gian cần tính toán, nếu kết quả Demand > Supplies, thì MRP sẽ đề xuất chứng từ phù hợp để làm cân bằng Demand = Supplies.
Ví dụ mã hàng A có demand là 40, stock là 20 >>> cần mua/sản xuất thêm 20. Trường hợp demand 40 nhưng supplies >= 40 thì không cần mua/sản xuất thêm.
- Thiết lập các thông số
Để sử dụng được MRP cần định nghĩa các thông số có liên quan để phục vụ trong quá trình tính toán của MRP. Từ đó kết quả phản ánh đúng hiện trạng và có đề xuất phù hợp
- Dữ liệu kế hoạch của từng mã hàng hóa, vật tư
– Phương pháp lập kế hoạch (Planning Method): chọn MRP nếu mã hàng dùng MRP để tính toán nhu cầu hàng cần mua/sản xuất
– Phương pháp có được (Procurement Method): Sản xuất / Mua
– Khoảng cách giữa 2 lần đặt (Order Interval): theo tuần / tháng
– Bội số của đơn hàng (Order Multiple): nếu nhà sản xuất chỉ bán nguyên thùng, 24 lon bia, thì với nhu cầu là 20 bạn cũng phải mua 24 cho đủ nguyên thùng. Trường hợp MRP tính toán cần thêm 50 lon thì phải mua 72 lon (3 thùng)
– Số lượng tối thiểu cần đặt (Minimum Order Quantity)
– Thời gian từ khi đặt hàng đến khi hàng vào kho (Lead time)
– Số ngày được trễ (Tolerance Day)
- Bộ định mức cho các thành phẩm sản xuất
Dựa vào bộ định mức để tính toán nhu cầu cần thiết của các thành phần cần để sản xuất ra thành phẩm
- Dự báo bán hàng
Đây là nhu cầu (kế hoạch) bán hàng của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù chỉ là con số dự báo và chưa trở thành số thực tế nhưng giúp cho doanh nghiệp có thể mua/sản xuất hàng trước nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của bộ phận kinh doanh.
- Và các thiết lập khác
Trong quá trình tính toán của MRP, có thể xuất hiện trường hợp tính cả 2 loại Forecast và Sales Order. Hệ thống hỗ trợ thuật toán để loại trừ Sales Order trong Forecast hay không. Thuật ngữ này gọi là Consume Forecast.
Chẳng hạn: Forecast của mã hàng A cho tháng 12 là 300 đơn vị, nhưng trong tháng 12 cũng có 1 Sales Order 50. Trường hợp này sẽ có 2 tình huống.
Nếu Sales Order đó consume forecast thì tổng nhu cầu của tháng 12 vẫn là 300
Nếu Sales Order đó không consume forecast thì tổng nhu cầu của tháng 12 sẽ là 300 + 50 = 350
- Cách sử dụng MRP
Hệ thống hỗ trợ theo dạng từng bước (wizard), người dùng lựa chọn/khai báo các thông tin có liên quan đến kịch bản tính toán phù hợp với đặc thù vận hành của doanh nghiệp.
Sau quá trình tính toán, hệ thống sẽ đề xuất kết quả ở bước 6
Tài nguyên khác để gia tăng kiến thức và hiểu biết của bạn về hệ thống ERP SAP Business One
- Các hướng dẫn sử dụng hệ thống ERP SAP B1
- Tài liệu bài học chuẩn của ERP SAP B1
- Download các tài nguyên khác của ERP SAP Business One
- Bài trắc nghiệm kiến thức về ERP SAP Business One
SMARTIS – HƠN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP SAP BUSINESS ONE
🌐 Website: Trang chủ SMARTIS | Trang SAP Business One Cloud | Cổng đào tạo SAP B1
🏢 Văn phòng: 116 Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM.
☎️ Hotline / Zalo: 076 383 8090